Chào các bạn….!
Lục tìm lại những bài viết và
những comment, Văn Lĩnh thấy
có một comment của chipheo
viết rất là hay và có ý nghĩa,
đáng để chúng ta học tập….
Từ trước đến giời chúng ta
thường học những trò đơn lẻ,
những trick đơn giản và khi
diễn cũng có thể diễn đơn lẻ,
thiếu sáng tạo… vậy làm thế
nào để có thể diễn một cách có
bài bản, một cách có logic, một
cách có kịch bản… Văn Lĩnh xin
gởi tới bài viết của bạn chipheo
để các bạn tham khảo xem bạn
ấy đã làm, học và diễn thế nào
nhé…
Mình tránh nói những trò mình
diễn vì…thấy rất là kì. Nhưng
bạn hỏi thì mình xin khai. Ừh
thường thì mình sẽ “chọc cười”
khán giả bằng trịck Supper
hands của Copperfield trước,
bạn có thể tìm trick này trên
youtube ấy, theo mình trick này
rất vui, hợp để diễn sân khấu
và là 1 khởi đầu nhẹ nhàng cho
khán giả.
Rồi mình sẽ làm trick Flow, úp
chai nước mà nước ko dổ ra ấy.
Xong sẽ đưa chai cho khán giả
check. Rồi sau đó mình sẽ dùng
cái chai đó làm trò xu xuyên
chai vs nhẫn PK. Rồi cũng chai
đó, mình bỏ tiếp cái điện thoại
vô chai. Như vậy, 1 cái chai
mình làm được 3 trò, mình cho
rằng làm như thế thì khán giả
sẽ thích thú hơn, vì bài diễn có
sự xuyên suốt vs chủ đề nhỏ là
cái chai. Mình chỉ biết bấy nhiêu
trò vs chai nước thôi, ai biết
thêm thì chia sẻ cho mình học
hỏi, hay đơn giản là cho mình
cái tên để mình tìm hiểu nhé.
Rồi xong chủ đề vs chai nước,
mình sẽ chuyển qua chủ đề
nhẫn. Chắc bạn biết trò chơi
vòng tay ra sau lưng, bỏ đồ vật
vào tay trái hay phải rồi đưa ra
cho người khác đoán tay nào
mà phải ko? Ừh, mình sẽ dùng
nhẫn để bảo khán giả tham gia
trò chơi đó, và mình sẽ giải
thích cách có thể đoán được
cho khán giả nghe (kinh nghiệm
mình có hạn nên chỉ biết 3 cách
thôi). Sở dĩ mình làm vậy là để
khán giả “quen” vs việc nhẫn
nằm tay nào, rồi mình sẽ dùng
kĩ thuật khéo tay, bỏ nhẫn vào
tay phải, nắm tay lại, khi khán
giả bảo tay phải thì mình sẽ mở
tay phải ra, và ko có j trong đó
cả, trong khi tay trái của mình
thì đang cầm chiếc nhẫn. Đúng
ra thì kĩ thuật này ko đáng
ngạc nhiên, nhưng do ảnh
hưởng của trò chơi “nhẫn nằm
tay nào” mà khán giả tuyệt đối
tin v�
�o những j họ thấy, ko nghĩ là
mình lừa họ, nên ko cảnh giác
thế nên càng bất ngờ hơn so vs
khi làm kĩ thuật đơn lẻ. Rồi
mình làm nhẫn đổi ngón từ
ngón giữa qua ngón út. Mình
định sẽ kết thúc màn diễn vs
chủ đề nhẫn bằng cách cho
nhẫn biến mất dùng raven hay
gecko j đấy, nhưng những
gimmck ấy mình chưa sử dụng
thành thạo nên chưa dám dùng.
Xong chủ đề nhẫn, mình chuyển
qua chủ đề tiền giấy. Mình sẽ
làm 1 xấp tiền thành 1 xấp giấy
trước (cái này là Prophet hay
còn gọi là “extremly burn”). Rồi
mình nói vs khán giả :”tuy
nhiên, tiền này vẫn là của tôi
chuẩn bị và tôi làm hơi nhanh
phải ko? Vậy bây h bạn cho tôi
mượn 1 tờ tiền đi”, rồi, mình sẽ
dùng tờ tiền của khán giả, dùng
thumptip mà từ từ biến nó
thành tờ giấy trắng. Rồi biến tờ
giấy ấy lại thành tiền của khán
giả. Rồi mình “xin phép” khán
giả cho mình vo tờ tiền ấy lại và
làm nó “lơ lửng” trên tay (cái
này mình dùng IT), rồi trước khi
trả tờ tiền cho khán giả, mình sẽ
rút bút ra và nói :”mình kí tên
vô tờ tiền của bạn làm kỉ niệm
nhé”, khán giả vui vẻ “ừh” thì
mình sẽ nhanh tay đâm thủng
tờ tiền đó và giả vờ ng
ớ ngẩn “ối chết, hình như mình
kí mạnh tay quá nên thủng tờ
tiền của bạn mất rôi, hì hì” (cái
này là bút đâm tiền). Sau đó
khán giả được 1 phen hú hồn vì
mình rút bút ra và tờ tiền còn
nguyên, ko có lỗ nào. Mình còn
muốn đưa trò mà tờ tiền tự
gấp lại vào bài diễn vs tiền giấy,
nhưng ko biết đặt vào vị trí
nào cho phù hơp, bạn nào có ý
tưởng thì chia sẻ vs mình nhé.
Đâm tiền xong là mình kết thúc
bài diễn vs tiền giấy.
Sau đó nếu khán giả là thiếu nhi
thì mình sẽ chơi vs các em bằng
các trò đơn giản, vui và cũng sẽ
hướng dẫn các em chơi cùng.
Nếu khán giả là người lớn thì
mình sẽ dùng bài, chủ yếu là
gimmck. Mình ưa dùng nhất là
Stripper, vì có thể đưa cho khán
giả check được, vs Stripper
mình có thể làm được ba trò,
hai trò kia là “tứ quý” và tìm lá
bài khán giả chọn theo kiểu
kinh điển, và vs hai trò đó mình
sẽ khuyên khán giả đừng chơi
bài vs dân bạc bịp vì bạn vừa
thấy tôi qua mắt bạn đấy, dù
đã xào bài nhưng tôi vẫn có
thể rút được tứ quý. Trò còn lại
là y như Triumph nhưng mình
dùng Stripper nên mình có thể
trải bài ra cho khán giả thấy các
lá bài đang xấp ngửa xen kẽ
nhau, đây là 1 trick của mình
nghĩ ra mà mình rất thích dùng.
Rồi sau đó mình dùng svengali
và invisib
le. Xong mình sẽ tiếp vs
Ambitious card nhưng sẽ kết
hợp vs “Riot”_1 sáng tạo của
Dan Haus, chứ ko còn là Sleight
of hands đơn thuần nữa. Kết
thúc bài diễn, mình sẽ biểu diễn
và hướng dẫn cho khán giả
luôn trò “two cards monte”, sau
khi khán giả đã đinh ninh rằng
khán giả hiểu hết rồi, thì đây là
lúc mình diễn “Distortion” dùng
moving pips để khán giả ngỡ
ngàng trước sự hoán vị trí hai
con bài ngay trước mắt chứ ko
còn là kĩ thuật double lift đơn
thuần mà mình đã hướng dẫn
khán giả nữa. Nhưng ko phải
khán giả nào mình cũng hướng
dẫn “two cards monte” đâu
nhé, chỉ những khán giả là
người mà mình sẽ chia sẻ ảo
thuật sau khi diễn (nói trắng ra
là mình hướng dẫn ảo thuật cho
họ học), còn những khán giả
mình diễn theo show, hay
người đi đường thì ko.
Nếu là ban ngày thì mình sẽ kết
thúc buổi diễn bằng 1 trò nào
đó nhẹ nhàng thôi, như thun
chẳng hạn, mình cũng sẽ hướng
dẫn cho khán giả chơi cùng rồi
biểu diễn, làm cho khán giả bất
ngờ trong khi họ nghĩ đã hiểu
hết rồi. Nếu là ban đêm thì mình
sẽ tắt bớt đèn đi và diễn D’lite.
Đó là bài diễn của mình và dài
khoảng 45 phút. Kì rồi mình đi
vs đoàn từ thiện lên Bình Thuận
giúp vui cho mấy em nhỏ vùng
cao, mình cũng diễn như thế,
chỉ có bỏ bài bạc ra và diễn
bằng những trò đơn giản hơn
mà vui như điện thoại vô bóng
chẳng hạn.